Chứng chỉ tiếng đức có nhiều bậc khác nhau. Bằng cấp tại Đức được rất nhiều nước trên thế giới công nhận. Bài viết này Nhật Anh AVI sẽ giới thiệu một số lại chứng chỉ & bằng cấp thông dụng tại Đức
Có một điều không thể phủ nhận: Đức là thiên đường du học và nhập cư. Trong giời gian chủ nghĩa dân tộc lên ngôi ở nhiều quốc gia Châu Âu và Mỹ, nước Đức vẫn thực hiện chính sách tạo điều kiện cho người nhập cư. Tuy nhiên du học Đức ở Việt Nam chưa thực sự phát triển như tiềm năng của nó. Có quá ít thông tin để học sinh có thể tham khảo cho kế hoạch du học đến nền kinh tế đứng thứ tư thế giới này.
Chia sẻ một số chứng chỉ tiếng & bằng cấp thông dụng nhất tại Đức
I/ Một số chứng chỉ tiếng Đức
1/ DSH (Deutsche Sprachprüfung für den Hochschulzugang):
Chứng chỉ DSH (Deutsche Sprachprüfung für den Hochschulzugang) dành cho du học sinh nước ngoài tại Đức
DSH là một chứng chỉ tiếng Đức cho sinh viên đại học nước ngoài do những trường đại học Đức tổ chức. Tại Đức có một chuẩn DSH chung, trong đó các trường đại học được quyền tự tổ chức thi và chứng chỉ được công nhận trên toàn nước Đức
+ DSH gồm 2 phần : thi viết và thi nói, bao gồm 3 cấp độ DSH 1, DSH 2 và DSH 3.
+ Kỳ thi DSH chỉ có qua và không qua
+ Yêu cầu tối thiểu để nhập học đại học của du học sinh là DSH 2.
+ Các Chứng chỉ tương đương có thể thay thế DSH 2: TestDaF 4, DSD II, Feststellungsprüfung và Chứng chỉ C2 của Viện Goethe.
+ Chỉ được thi lại 1-2 lần đối với tất cả các trừng đại học và ít nhất 3 tháng kể từ lần thi đầu tiên
2/ TestDaF (Test Deutsch als Fremdsprache)
TestDaF là chứng chỉ tiếng Đức quốc tế có tính toàn cầu
TestDaF là một chứng chỉ tiếng Đức quốc tế có tính toàn cầu (tính chất tương tự với IELTS và TOEFL). Đây là một chứng chỉ học thuật được tất cả các trường đại học tại Đức và các trường có chương trình đào tạo bằng tiếng Đức chấp nhận.
+ TestDaF có 3 bậc TestDaF 3, TestDaF 4 và TestDaF 5. Cao cấp nhất là TestDaF 5
+ Yêu cầu đầu vào các trường đại học cao đẳng của Đức là TestDaF 4, các ngành ngôn ngữ và Y yêu cầu Test DaF5
+ Học sinh sinh viên có thể tham gia lấy chứng chỉ TestDaF tại VIệt Nam ở 3 địa chỉ: Viện Goethe Hà Nội, tại Viện Goethe Tp. Hồ Chí Minh và Trung tâm Việt-Đức (Hà Nội).
3/ Các Chứng chỉ của Viện Goethe (Goethe-Institut)
Viện Goethe là Tổ chức Văn hóa của Cộng hòa Liên bang Đức hoạt động trên phạm vi toàn Thế giới. Viện Goethe liên tục mở các lớp dạy tiếng Đức và tổ chức các kỳ thi tiếng Đức theo khung chuẩn châu Âu :
Chứng chỉ A1 |
Test năng có thể hiểu và sử dụng được những từ thông dụng hàng ngày và các câu đơn giản nhằm đáp ứng những nhu cầu cụ thể (giới thiệu bản thân, câu hỏi đơn giản…). |
Chứng chỉ A2 |
Hiểu và sử dụng được những hội thoại thông thường liên quan đến bản thân(về bản thân và gia đình, mua bán, công việc, môi trường). Có thể hiểu, giao tiếp các hoàn cảnh quen thuộc. |
Chứng chỉ B1 |
Khả năng có thể hiểu được những ngữ cảnh công việc công việc, trường học, giải trí, v.v. Có thể tự xử lý phần lớn những tình huống có thể gặp phải khi đi du lịch. |
Chứng chỉ B2 |
Khả năng có thể hiểu được những nội dung văn bản có nội dung chuyên môn và trừu tượng; không gặp khó khăn trong giao tiếp với người bản xứ. |
Chứng chỉ C1 |
Khả năng có thể hiểu thấu triệt được các ẩn ý trong nhiều dạng văn bản khác nhau. Sử dụng ngôn ngữ hiệu quả và linh hoạt. Có thể trình bày những trạng huống phức tạp một cách rõ ràng. |
Chứng chỉ C2 |
Khả năng thực tế có thể hiểu được mọi vấn đề khi nghe và đọc. Sử dụng tiếng Đức như người bản xứ, diễn đạt thuần thục các vấn đề học thuật và chuyên môn. Thích hợp với những du học sinh có dự định theo học đại học tại Đức |
Chứng chỉ Goethe- Test pro |
Thích hợp cho những cá nhân có kế hoạch làm việc trong môi trường sử dụng tiếng Đức. Bài thi có thời lượng từ 60-90 phút liên quan trực tiếp đến các về đề nghề nghiệp. |
4/ DSD (Deutsches Sprachdiplom der Kultusministerkonferenz)
DSD – Chứng chỉ tiếng Đức dành cho Học sinh Phổ thông được giảng dạy chính quy về tiếng Đức do giáo viên bản ngữ có tư cách chuyên môn giảng dạy.
+ Các bậc trong DSD (từ thấp đến cao): DSD I và DSD II.
+ Yêu cầu tối thiểu để theo học Đại học hay Cao học bằng tiếng Đức là DSD II.
+ Hiện tại có thể học và thi DSD tại 2 điểm: Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ, ĐH quốc gia và tại Trường THPT Việt-Đức.
5/ ÖSD (Österreichisches Sprachdiplom Deutsch)
Hệ thống chứng chỉ tiếng Đức OSD của Áo
ÖSD – Hệ thống chứng chỉ tiếng Đức của Áo, có các cấp độ từ A1 đến C2 tương tự như Viện Goethe. Có thể thi chứng chỉ này tại khoa tiếng Đức của Trường Đại học Hà Nội.
6/ Telc (The European Language Certificates)
Là chứng chỉ của tổ của Đức về kiểm tra trình độ ngoại ngữ theo tiêu chuẩn khung tham chiếu chung Châu Âu. Tất cả các kỳ thi telc được dựa trên khung tham chiếu tiêu chuẩn chung Châu Âu về ngôn ngữ (CEFR).
II/ Bằng cấp học thuật tại Đức
1/ Diplom (Dipl.):
Dành cho sinh viên tốt nghiệp các ngành: Khoa học, Kỹ thuật, Kinh tế và phần lớn các Ngành Xã hội khác. Để được cấp bằng này, sinh viên bắt buộc phải thực hiện Luận án Tốt nghiệp (Diplomarbeit) sau khi hoàn thành các môn học yêu cầu trong chương trình đồng thời vượt qua kỳ thi tốt nghiệp (thi viết và vấn đáp).
2/ Magister/Magistra Artium (M.A.):
Dành cho một số ngành khoa học xã hội và nhân văn. Nhiều người có thể nhầm lẫn bằng M.A Magister/Magistra Artium là bằng Master(thạc sĩ). Điểm chung của M.A và Diplom là luận văn cuối khóa và thi tốt nghiệp
3/ Staatsexamen:
Dành cho sinh viên các ngành Sư phạm, Luật, Y và Dược. Những ngành này được chính phủ tiểu bang và liên bang kiểm soát chặt chẽ. Tại Đức, để được hành nghề giáo viên, bác sĩ, luật sư, dược sĩ… cần tốt nghiệp ngành và có thêm bằng Staatsexame. Để tạo điều kiện cho Sinh viên nước ngoài học Luật tại Đức, nhiều trường đại học có chương trình đào tạo lấy Bằng Magister.
4/ Bachelor và Master:
Ngày càng có nhiều Trường Đại học có các Chương trình Đào tạo theo Hệ thống Quốc tế Bachelor/Master.
5/ Nghiên cứu sinh/Tiến sĩ:
Có thể làm Nghiên cứu sinh trong tất cả các Ngành tại các Trường Đại học Tổng hợp, Đại học Tổng hợp Kỹ thuật Đức. Điều kiện then chốt là Tốt nghiệp Đại học (Dipl., M.A., Staatsexamen hay MA, MSc) loại khá trở lên. Yêu cầu cho nghiên cứu sinh về tiếng hay chuyên môn đều khắt khe hơn các quốc gia khác trong châu Âu.