Hệ thống giáo dục Đức từ A đến Z

Hệ thống giáo dục Đức từ A đến Z

Đức là đất nước phát triển thứ tư trên thế giới, là nền kinh tế lớn mạnh nhất châu Âu. Theo đó, quốc gia này đứng thứ ba về lượng du học sinh chỉ sau Anh và Mỹ. Với điều kiện hấp dẫn là thế nhưng học phí tại Đức gần như bằng 0 và chi phí sinh hoạt được đánh giá là rẻ hơn rất nhiều các quốc gia châu Âu khác. Cùng tìm hiểu xem hệ thống giáo dục nơi đây đặc biệt như thế nào với chi phí rẻ như vậy.

I/ Tổng quan hệ thống giáo dục tại Đức 

 1/ Phân loại các bậc học tại Đức 

So với hệ thống giáo dục tại Mỹ, bậc tiểu học và THCS tại Đức tương đối phức tạp hơn.

Sơ đồ hệ thống giáo dục Đức

Sơ đồ hệ thống giáo dục Đức

* Hệ mẫu giáo:

Mẫu giáo tại Đức

Mẫu giáo tại Đức

Các trường mẫu giáo tại Đức đều được vận hành bởi nhà thờ hoặc tổ chức phi lợi nhuận, chuyên cung cấp dịch vụ chăm sóc trẻ. Hệ thống này được chia nhỏ thành nhiều lớp:

– Kinderkrippe: dành cho trẻ từ tám tuần đến 3 tuổi

– Kita: dành cho trẻ từ 3 đến 6 tuổi từ 7h sáng đến 5h chiều

– Kindergarten: Dành cho trẻ từ 3 đến 6 tuổi (nửa ngày hoặc cả ngày)

– Hort hay Schulhort: cung cấp dịch vụ chăm sóc sau giờ học cho học sinh tiểu học

* Hệ giáo dục tiểu học:

Tiểu học tại Đức

Tiểu học tại Đức

Đến 6 tuổi, trẻ em tại Đức sẽ nhập học vào trường tiểu học (còn gọi là Grundschule) trong 4 năm. Riêng tại Berlin và Brandenburg, bậc tiểu học kéo dài đến 6 năm. Hầu hết các trường có kỳ nhập học vào tháng 9 hàng năm.

* Hệ giáo dục phổ thông

Phổ thông tại Đức

Phổ thông tại Đức

Sau khi kết thúc chương trình tiểu học (bình thường là 10 tuổi và 12 tuổi tại Berlin và Brandenburg), học sinh sẽ chọn lựa một trong 5 loại giáo dục phổ thông sau:

Hauptschule (dành cho lớp 5-9 hoặc 5-10): là lựa chọn kém phổ biến nhất tại Đức, phù hợp cho các học sinh có định hướng kinh doanh và tham gia vào các khu công nghiệp trong tương lai. Hauptschule cung cấp cho học sinh các khóa đào tạo nghề, phần lớn học sinh sẽ tham gia làm việc part-time ở vị trí học việc. Sau khi hoàn thành bài thi cuối khóa (cuối lớp 9 hoặc 10), phần lớn học sinh sẽ chuyển đến học tại Berufsschule- một loại trường dạy nghề trong 2 năm.

Realschule (dành cho lớp 5-10): khoảng 40% học sinh lựa chọn hình thức này tại Đức mỗi năm. Loại hình này có tính chất tương tự bậc học tại Mỹ. Học sinh sẽ được giảng dạy những kiến thức học thuật căn bản.

Mittelschule (lớp 5-10): loại hình này là kết hợp giữa học nghề và học lý thuyết (kết hợp giữa Hauptschule và Realschule)

Gymnasium (dành cho lớp 5-12 hoặc 5-13): phù hợp với học sinh có mong muốn vào đại học. Hiện nay, chương trình học của Gymnasium rất nặng về lý thuyết (học 2 loại ngoại ngữ, với các kiến thức khó trong toán học và các môn khoa học)

Gesamtschule (dành cho lớp 5-12 hoặc 5-13) trực thuộc bang, là sự kết hợp của ba loại hình trên.

* Hệ giáo dục sau phổ thông:

Chương trình sau phổ thông tại Đức

Chương trình sau phổ thông tại Đức

Berufsschule (trường dạy nghề- từ 2 đến 3 năm): không thuộc hê thống giáo dục công lập nhưng lại được đầu tư và bảo trợ bởi chính phủ liên bang. Berufsschule kết hợp giữa giáo dục lý thuyết và học nghề. Phần lớn học sinh sẽ có chứng chỉ sau khi hoàn thành Realschule và Mittelschule để được chấp nhận vào Beufsschule

Giáo dục đại học (higher education): tính đến năm 2013, Đức có tổng cộng 427 cơ sở giáo dục bậc đại học. Trong đó có 6 cơ sở đào tạo sư phạm, 17 trường đạo, 52 cao đẳng nghệ thuật, 215 học viện kỹ thuật, và 20 viện đào tạo các bang. Chỉ có khoảng dưới 100 trường tư nhân tại Đức

  • Hệ thống các trường đại học tổng hợp : các chương trình giảng dạy luôn phải được tuân thủ và định hướng theo nghiên cứu dựa trên nguyên tắc duy nhất: “Sự thống nhất trong nghiên cứu và giảng dạy”. Hệ thống những trường này luôn đóng vai trò nòng cốt trong giáo dục đại học Đức từ trước đến nay.
  • Hệ thống các trường đại học khoa học ứng  dụng: Chương trình đào tạo định hướng thực tiễn, chuyên sâu vào kiến thức nghề nghiệp và kỹ năng chuyên môn. Các chương trình đào tạo luôn được tổ chức, sắp xếp chặt chẽ nên thời gian học tập được rút ngắn hơn (thông thường là 4 năm). Đặc biệt sinh viên của các trường thực hành có thể dễ dàng xin việc sau khi tốt nghiệp vì phần lớn các doanh nghiệp Đức cũng như doanh nghiệp Việt Nam đều muốn tuyển dụng những nhân viên có tay nghề và thực hành giỏi.

2/ Sinh viên quốc tế đều sẽ được miễn học phí khi đến Đức

Du học Đức miễn học phí

Du học Đức miễn học phí

Đến thời điểm hiện tại tất cả các trường đạ học và cao đẳng công lập tại Cộng Hòa Liên Bang Đức chỉ thu một khoản phí rất nhỏ chỉ từ €500 (vào khoảng 13-14 triệu VND), gọi là phí sinh viên, khoản phí này bao gồm tất cả chi phí hành chính, phí hoạt động, sử dụng cơ sở vật chất của trường, hỗ trợ sử dụng phương tiện công cộng… Khoản tiền này thậm chí còn không bằng chi phí dành cho sách vở của môt sinh viên học tại Mỹ.

* Vậy tại sao Đức lại có những ưu đãi như vậy?

+ Thứ nhất: Các trường công tại Đức không đầu tư quá nhiều vào việc xây ký túc xá và các tòa nhà tiện ích trong khuôn viên trường. Thay vào đó tại đây chủ yếu là phòng học, phòng chức năng và thư viện. Không giống như ở Mỹ có các tòa nhà tiện ích như gym, công viên trong trường, không có tòa nhà hội sinh viên trị giá hàng tỉ USD (với cả một rạp chiếu phim xa xỉ bên trong) hay ký túc xá như khu nghỉ dưỡng. Bình thường, du học sinh tại Đức sẽ ở homestay với người bản xứ hoặc thuê những căn hộ riêng biệt. Đó là một trong những lý do khiến các trường công tại đây có thể miễn học phí cho sinh viên.

+ Thứ hai: Số lượng học sinh một lớp tại Đức lên tới 200 sinh viên, trong khi con số này tại Mỹ và Anh chỉ khoảng 20. Một hội trường lớn như vậy cũng chỉ được vận hành bởi một giáo sư và 1 trợ giảng. Điều này cũng làm giảm chi phí học tập cho sinh viên. Không những thế, sinh viên ở một số bậc học cao còn có thể không cần đến lớp mà chỉ yêu cầu vượt qua bài thi hoặc bài nghiên cứu cuối khóa.

+ Thứ ba: Phải khẳng định một điều rằng, hệ thống giáo dục tại Đức chỉ khác biệt chứ không hề thua kém hơn Hoa Kỳ hay bất kỳ một quốc gia nào khác. Sự khác biệt lớn nhất là học phí miễn phí, nhưng nếu bạn học tập không chuyên cần, không cố gắng thì mức phí thi lại rất cao. Giáo dục tại Đức là giáo dục thực chất, không phải giáo dục thương mại nên đối với sinh viên lơ là việc học, khả năng cao sẽ không thể ra trường.

II/ Kỳ nhập học và điều kiện du học Đức 

* Hệ Đại học:

– Tốt nghiệp cấp 3; thi đỗ vào một trong những ĐH được Đức công nhận) ; tổng 4 môn được 24 điểm không môn nào dưới 4 điểm.

– Có chứng chỉ B1 tiếng Đức mỗi kĩ năng >70

Mẫu testAS:

* Hệ thạc sỹ:

– Có bằng ĐH chính qui được Đức công nhận 

– Chương trình học tiếng Anh: IELTS >6.5 

– Chương trình học bằng tiếng Đức: ≥B1

– Thời gian học trung bình 2 năm.

– Chứng chỉ APS: Nộp hoặc gửi hồ sơ qua đường bưu điện cho APS chậm nhất là cuối tháng 2 (cho kỳ phỏng vấn tháng 5) hoặc cuối tháng 8 (cho kỳ phỏng vấn tháng 11).

* Kì học:

– Khóa học dự bị/Đại học/thạc sỹ: tháng 9

– Thời gian học tại Đức

  • Giai đoạn 1: Khóa dự bị kéo dài 1 năm. HS phải thi đầu vào sau khi có visa sang Đức (loại D). Môn thi cụ thể phụ thuộc vào từng ngành. Thời gian thi tùy tường trường, thông thường 1 năm có 2 kì thi vào mùa hè và mùa đông. Một số trường Đức tổ chức kì thi tại ngay Việt Nam vào tháng 8 hàng năm.
  • Giai đoạn 2: học sinh thi đầu ra dự bị.
  • Giai đoạn 3: Học chuyên ngành: ĐH  3 năm, Thạc sỹ 2 năm (có 1 số học 1 năm)

– Chuyên ngành đào tào: Ngành y khoa, dược học, Khoa học kỹ thuật( Công nghệ thông tin, Công nghệ sinh học, điện tử, điện công nghiệp, cơ khí, môi trường, hóa, . …), Kinh tế, xã hội ( Kinh doanh, Thương mại, Quản trị du lịch khách sạn, báo chí…), Mỹ thuật, kiến trúc, xây dựng, …

Với sinh viên đã có tiếng Anh, sinh viên có thể học thẳng khóa Đại học hoặc thạc sỹ bằng tiếng Anh các khối ngành kinh doanh, du lịch, công nghệ, xây dựng, kĩ thuật, sinh học, khoa học sức khỏe…

1/ Các chương trình cấp bằng tại Đức 

Hệ thống bằng cấp tại Đức cũng giống như các quốc gia khác tại Châu Âu được chia thành 2 cấp: Cử nhân (Bachelor) (thời gian học từ 3 – 4 năm) và Thạc sỹ (Master) với thời gian học từ 1-2 năm. Tất cả các chương trình đều có bài thi cuối kỳ để tốt nghiệp. Đối với một số ngành như: y khoa, bác sỹ, luật và dược sỹ cũng như giáo viên các sinh viên sẽ phải vượt qua các kỳ thi quốc gia khác được quy định trước khi tốt nghiệp, Sau khi hoàn thành chương trình Thạc sỹ, sinh viên có thể tiếp tục theo đuổi chương trình tiến sỹ (Doctor). Bằng tốt nghiệp tại các trường đại học Đức được công nhận trên toàn thế giới. Chất lượng giáo dục của các trường đại học Đức được đánh giá rất cao trên thế giới.

2/ Chuẩn bị lên đường sang Đức như thế nào? 

2.1/ Pathway du học Đức 
* Học dự bị và Đại học 

pathway du học Đức

* Học Thạc sỹ 

Pathway du học Thạc sỹ

2.2/ Chuẩn bị kiến thức:

Để được nhập vào một trường đại học tại Đức có nhiều khó khăn hơn các nước khác. Đầu tiên, du học sinh sẽ phải chuẩn bị cho bài test AS (đối với hệ đại học) và APS (đối với hệ sau đại học)

+ TestAS là một bài kiểm tra để đánh giá khả năng học Đại học của Sinh viên nước ngoài tại Đức. Qua kết quả của TestAS, Sinh viên nước ngoài có thể đánh giá vị trí của mình so với các Sinh viên (nước ngoài) khác. TestAS được làm bằng tiếng Đức hoặc tiếng Anh (nên có trình độ B1 để làm được tốt) và mỗi kỳ thi bao gồm các phần như sau: Phần kiểm tra khả năng ngoại ngữ (Sprach-Screening, Language Screening), online trên máy tính, khoảng 30 phút; Phần chính (Kerntest, Core Test), kiểm tra viết bình thường, 110 phút;  Phần chuyên ngành, cũng kiểm tra viết bình thường, từ 145 – 150 phút và được chia ra:  Nhân văn học, Văn hóa học và Khoa học Xã hội ; Khoa học Kỹ thuật;  Toán, Tin và Khoa học Tự nhiên; Kinh tế học

+ APS: từ ngày 1-1-2007, tất cả sinh viên muốn sang Đức du học, phải nộp hồ sơ tại Bộ phận Kiểm tra học vấn (Akademische Prüfstelle – APS), thuộc Phòng lãnh sự và thị thực Đại sứ quán Đức tại Hà Nội thẩm tra. APS khẳng định liệu sinh viên xin du học có đáp ứng được các điều kiện cơ bản để nhập học ĐH tại Đức hay không bằng cách: thẩm tra tính xác thực của các giấy tờ mà sinh viên nộp và mời sinh viên đến phỏng vấn.  Mỗi cuộc phỏng vấn sẽ kéo dài khoảng 20-30 phút, sinh viên sẽ được hỏi về quá trình học ĐH trước đó của mình. Như vậy APS thẩm tra xem kiến thức của sinh viên có phù hợp với các chứng chỉ mà sinh viên đó đưa ra hay không. Cuộc phỏng vấn sẽ được tiến hành bằng tiếng Đức hoặc tiếng Anh tùy theo nguyện vọng của sinh viên. Đây không phải là một cuộc thi ngoại ngữ. Tuy nhiên sinh viên phải đủ khả năng giao tiếp với những người phỏng vấn, có nghĩa tối thiểu nên có trình độ sơ cấp loại giỏi.

2.3/ Chuẩn bị ngoại ngữ 

Như đã đề cập bên trên, sinh viên phải vượt qua kỳ thi đặc biệt để dành suất du học Đức, chính vì vậy chuẩn bị ngoại ngữ đặc biệt là tiếng Đức là điều không thể thiếu. Không những thế, đối với những ứng viên có trình độ tiếng Đức tốt, sẽ dễ dàng hơn trong các bài thi và đạt được những ưu tiên nhất định. Bởi 95% các khóa học tại Đức được giảng dạy bằng tiếng Đức và miễn học phí, có tiếng Đức là một lợi thế rất lớn. Kinh nghiệm cho thấy, ứng viên nên có chứng chỉ B1 trước khi bắt đầu sang Đức.

Hiện nay các khóa học tiếng Đức có chi phí ưu đãi hơn rất nhiều các khóa học ôn thi chứng chỉ tiếng anh như IELTS hay TOEFL. Do vậy, học tiếng Đức tại thời điểm này có vô vàn lợi ích khó có thể đong đếm được.

Công Ty TNHH Tư Vấn Giáo Dục Và Đào Tạo
Nhật Anh - AVI


VĂN PHÒNG: HÀ NỘI
Tầng 1, Hà Thành Plaza, 102 Thái Thịnh, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội

VĂN PHÒNG: HỒ CHÍ MINH
VP 1: Số 63, Đường T6, Q. Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh

VĂN PHÒNG: BẮC NINH
Số 11 Vũ Giới, P. Suối Hoa, TP. Bắc Ninh


(+84) 772.660.128 | 097.11.99.555
info@nhatanh.vn
https://avi.edu.vn/

Đăng ký nhận thông tin

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *