Đất nước – Con người Trung Quốc

Đất nước  – Con người Trung Quốc

Trung Quốc ngày nay, có thể được coi như có một hay nhiều nền văn minh khác nhau, nằm trên một hay nhiều quốc gia khác nhau, sử dụng một hay nhiều ngôn ngữ khác nhau.

Giới thiệu đất nước – con người Trung Quốc

Trung Quốc (Hoa phồn thể: 中國; Hoa giản thể: 中国; Hán Việt: Trung Quốc; bính âm: Zhōngguó; Wade-Giles: Chung-kuo; phát âm (trợ giúp·chi tiết)) là tổng hợp của nhiều quốc gia và nền văn hóa đã từng tồn tại và nối tiếp nhau tại Đông Á lục địa, cách đây ít nhất 3.500 năm.

dat-nuoc-con-nguoi-trung-quoc

Với một trong những giai đoạn văn minh liên tục dài nhất của thế giới và hệ thống chữ viết tiếp tục được dùng cho đến ngày nay, lịch sử Trung Quốc đặc trưng bởi những chia tách và thống nhất lặp đi lặp lại qua các thời kỳ hòa bình xen kẽ chiến tranh, trên một lãnh thổ đầy biến động. Lãnh thổ Trung Quốc bành trướng ra xung quanh từ một vùng đất chính tại Bình nguyên Hoa Bắc và lan ra tận các vùng phía Đông, Đông Bắc, và Trung Á.

Trong hàng thế kỷ, Đế quốc Trung Quốc cũng là một trong những nền văn minh với kỹ thuật và khoa học tiên tiến nhất, và có ảnh hưởng văn hóa lớn trong khu vực Đông Á.

Tuy nhiên từ thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20, ảnh hưởng kinh tế, chính trị, quân sự của Trung Quốc giảm sút nhiều do tác động của sức mạnh phương Tây cũng như sức mạnh khu vực của Nhật Bản. Cuối thế kỷ 19 nhiều khu vực tại Trung Quốc đã bị cắt hoặc nhường cho nước ngoài làm tô giới, nhượng địa, thuộc địa và phần lớn nước này bị Nhật xâm chiếm vào Thế chiến thứ hai và người Nhật đã tách lãnh thổ Mãn châu ra khỏi Trung quốc, dựng nên chính phủ Mãn châu quốc.

Chế độ quân chủ tại Trung Quốc chấm dứt và Trung Hoa Dân Quốc (THDQ) ra đời năm 1912 dưới sự lãnh đạo của Tôn Dật Tiên; tuy nhiên Trung Quốc trong suốt bốn thập kỷ của THDQ đã hỗn loạn vì kiểu lãnh đạo quân phiệt, Chiến tranh Trung-Nhật lần II và Nội chiến Trung Quốc giữa Quốc Dân Đảng và Cộng Sản Đảng.

Đảng Cộng sản Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Mao Trạch Đông sau khi giành chiến thắng đã thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào năm 1949, đẩy chính phủ Trung Hoa Dân Quốc ra đảo Đài Loan là hòn đảo vốn thuộc quyền quản lý của họ sau khi kết thúc Thế chiến thứ hai.

Tên gọi

Trung Quốc (中國), có nghĩa là “quốc gia trung tâm” hay “vương quốc trung tâm”, dịch sang tiếng Anh là Central Kingdom hay Central Country, hay ít chính xác hơn là “Middle Country” và “Middle Kingdom”. Tên gọi này không chỉ mang ý nghĩa Trung Quốc ở giữa các nước khác mà còn thể hiện Trung Quốc là ở trung tâm “thiên hạ”, có văn hóa và sức mạnh nổi trội hơn các dân tộc và quốc gia xung quanh[1][2].

Tên gọi Trung Quốc đã không được dùng thống nhất trong suốt lịch sử Trung Quốc, và thể hiện sắc thái văn hóa và chính trị. Vào thời Xuân Thu, nó được dùng để mô tả về mặt chính trị các nước xuất phát từ nhà Tây Chu, nằm trong châu thổ Hoàng Hà, không tính các nước như Sở dọc theo Dương Tử giang và Tần ở phía tây.

Tuy nhiên vài thời nhà Hán, Sở và Tần kết nối vào Trung Quốc và được coi là một bộ phận của “Trung Quốc mới”. Và theo dòng lịch sử, tên gọi này dần ổn định và chỉ toàn bộ lãnh thổ dưới sự cai trị của chính quyền đế quốc trung ương.

Tên gọi “Trung Quốc” trong các ngôn ngữ Tây phương

Tiếng Anh và nhiều thứ tiếng khác dùng tên China (và tiền tố Sino-), mà nhiều người coi là tên xuất phát từ tên “nhà Tần” (Qin) là triều đại đầu tiên đã thống nhất Trung Quốc, mặc dù vẫn còn nhiều chi tiết cần làm rõ thậm chí nguồn gốc của nó còn nhiều tranh cãi [1].

Mặc dù thực tế nhà Tần chỉ tồn tại rất ngắn và thường bị coi là cực kỳ tàn bạo, nhưng nó đã xác lập một kiểu chữ viết thống nhất tại Trung Quốc và gọi người nắm quyền tối cao của Trung Quốc là “Hoàng đế”. Kể từ thời nhà Tần trở đi, những thương nhân trên Con đường tơ lụa đã sử dụng tên gọi “China”. Ngoài ra còn nhiều thuyết khác về nguồn gốc từ này.

Trong bất kể trường hợp nào, từ China đã đi vào nhiều ngôn ngữ dọc theo Con đường tơ lụa trước khi nó truyền tới châu Âu và nước Anh. Từ China của phương Tây đã được người Nhật chuyển tự thành Chi Na (支那) và dùng từ thế kỷ 19, và trở thành một từ có tính chất tiêu cực trong tiếng Nhật.

Tên gọi China theo nghĩa hẹp chỉ Trung Quốc bản thổ, hoặc Trung Quốc bản thổ cùng với Mãn Châu, Nội Mông, Tây Tạng và Tân Cương, một kết hợp đồng nghĩa với thực thể chính trị Trung Quốc vào thế kỷ 20 và 21; biên giới giữa các khu vực này không nhất thiết phải đúng theo đường biên các tỉnh Trung Quốc.

Trong nhiều văn cảnh khác nhau, “Trung Quốc” thường được dùng để chỉ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa hay Đại lục Trung Quốc, trong khi “Đài Loan” được dùng cho Trung Hoa Dân Quốc. Bình thường, trong văn cảnh kinh tế hay kinh doanh, “Đại Trung Hoa địa khu” (大中華地區) dùng để chỉ Đại lục Trung Quốc, Hương Cảng, Áo Môn và Đài Loan.

Các nhà Trung Quốc học thường dùng Chinese theo một nghĩa hẹp gần với cách dùng kinh điển của “Trung Quốc”, hoặc để chỉ sắc dân “Hán”, là sắc dân chiếm đại đa số tại Đại lục Trung Quốc.

Trong một số trường hợp thì tên gọi “Trung Quốc đại lục” (中國大陸) rất thích hợp để chỉ Trung Quốc, đặc biệt khi để phân biệt với các khu vực có thể chế chính trị khác biệt như Hồng Kông, Ma Cao và các lãnh thổ do Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) quản lý.

Lịch sử chính trị

Công Ty TNHH Tư Vấn Giáo Dục Và Đào Tạo
Nhật Anh - AVI


VĂN PHÒNG: HÀ NỘI
Tầng 1, Hà Thành Plaza, 102 Thái Thịnh, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội

VĂN PHÒNG: HỒ CHÍ MINH
VP 1: Số 63, Đường T6, Q. Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh

VĂN PHÒNG: BẮC NINH
Số 11 Vũ Giới, P. Suối Hoa, TP. Bắc Ninh


(+84) 772.660.128 | 097.11.99.555
info@nhatanh.vn
https://avi.edu.vn/

Đăng ký nhận thông tin

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *